Cần bắt đầu từ lứa tuổi mầm non
Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục cần chỉ ra mô hình giáo dục Việt Nam từ bậc tiền học đường đến bậc sau ĐH không phải theo mẫu mực của nước này, nước kia mà là một mô hình trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm đã trải qua hơn 100 năm của giáo dục Việt Nam và yêu cầu hiện nay của nước ta trong một thế giới luôn luôn biến đổi.
Hai loại giải pháp: Tình thế và lâu dài
Dự thảo chiến lược cũng cần chỉ ra mẫu mực con người của giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới và xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam theo định hướng XHCN (chứ không phải nền kinh tế thị trường nói chung) là con người với các tiêu chuẩn về nhân cách, đạo đức, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, về thể chất, về trí tuệ, có tư duy phê phán, có khát vọng và có năng lực sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này về lâu dài và riêng giai đoạn 2009–2020, mỗi cấp học của giáo dục Việt Nam phải làm gì? Đó là những câu hỏi tất yếu đặt ra mà hình như dự thảo chiến lược chưa đưa ra được lời giải.
Trước thực tế nền giáo dục có bộn bề công việc cụ thể phải giải quyết, phải chấn chỉnh như dự thảo chiến lược đã nêu, tôi cho rằng nên tách các mục tiêu và giải pháp chiến lược ra thành hai loại. Một loại là các giải pháp tình thế để vượt qua những yếu kém như trong dự thảo chiến lược đã nêu. Loại thứ hai nên được xây dựng thành một chiến lược cải cách giáo dục Việt Nam theo đúng nghĩa của chiến lược. Như vậy cần tổ chức hai nhóm chuyên gia hàng đầu để giải quyết các nhiệm vụ thuộc loại một và các nhiệm vụ thuộc loại hai, tuy vẫn biết rằng hai loại nhiệm vụ này có quan hệ với nhau.
Nhóm chuyên gia thứ hai nên bao gồm các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước hoặc ở một số nước khác được mời về tham gia. Nhóm này nên dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu cẩn thận nền giáo dục Việt Nam ở tất cả các giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Sau đó cùng đi nghiên cứu nền giáo dục ở một số quốc gia theo hợp đồng đặt hàng khoa học của Ủy ban Cải cách giáo dục quốc gia, có kế hoạch và thời hạn định sẵn, do thành viên của ủy ban này lãnh đạo. Sản phẩm khoa học phải là một dự án chiến lược cải cách giáo dục Việt Nam thế kỷ 21. Được như vậy chiến lược cải cách giáo dục mới thoát ra khỏi tình trạng là một dự thảo nặng về tính hành chính.
Cải tiến để đào tạo giáo viên đạt chuẩn
Dự thảo chiến lược với tính chất là sản phẩm khoa học đó cần chú trọng hai thành tố quan trọng nhất của giáo dục là người dạy và người học. Người dạy là sản phẩm trực tiếp của hệ thống trường sư phạm. Vì vậy cần cải biến sao cho các trường sư phạm theo đúng nghĩa là hệ thống máy cái của nền giáo dục như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần nhấn mạnh. Ở đó sẽ đào tạo những giáo viên chuẩn của thời đại, từ bậc giáo dục tiền học đường trở đi.
Thành tố thứ hai là người học. Để có được sản phẩm của giáo dục trong thế kỷ 21 là những người theo tiêu chuẩn như đã nêu trên, cần bắt đầu từ lứa tuổi mầm mon, với hệ thống trách nhiệm đồng bộ: gia đình, xã hội (các đoàn thể thanh niên, phụ nữ), nhà trường. Bởi vì những hiểu biết và thói quen đầu đời sẽ có ảnh hưởng trong cả quá trình sống của một con người.
Hai loại giải pháp: Tình thế và lâu dài
Dự thảo chiến lược cũng cần chỉ ra mẫu mực con người của giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới và xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam theo định hướng XHCN (chứ không phải nền kinh tế thị trường nói chung) là con người với các tiêu chuẩn về nhân cách, đạo đức, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, về thể chất, về trí tuệ, có tư duy phê phán, có khát vọng và có năng lực sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này về lâu dài và riêng giai đoạn 2009–2020, mỗi cấp học của giáo dục Việt Nam phải làm gì? Đó là những câu hỏi tất yếu đặt ra mà hình như dự thảo chiến lược chưa đưa ra được lời giải.
Trước thực tế nền giáo dục có bộn bề công việc cụ thể phải giải quyết, phải chấn chỉnh như dự thảo chiến lược đã nêu, tôi cho rằng nên tách các mục tiêu và giải pháp chiến lược ra thành hai loại. Một loại là các giải pháp tình thế để vượt qua những yếu kém như trong dự thảo chiến lược đã nêu. Loại thứ hai nên được xây dựng thành một chiến lược cải cách giáo dục Việt Nam theo đúng nghĩa của chiến lược. Như vậy cần tổ chức hai nhóm chuyên gia hàng đầu để giải quyết các nhiệm vụ thuộc loại một và các nhiệm vụ thuộc loại hai, tuy vẫn biết rằng hai loại nhiệm vụ này có quan hệ với nhau.
Nhóm chuyên gia thứ hai nên bao gồm các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước hoặc ở một số nước khác được mời về tham gia. Nhóm này nên dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu cẩn thận nền giáo dục Việt Nam ở tất cả các giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Sau đó cùng đi nghiên cứu nền giáo dục ở một số quốc gia theo hợp đồng đặt hàng khoa học của Ủy ban Cải cách giáo dục quốc gia, có kế hoạch và thời hạn định sẵn, do thành viên của ủy ban này lãnh đạo. Sản phẩm khoa học phải là một dự án chiến lược cải cách giáo dục Việt Nam thế kỷ 21. Được như vậy chiến lược cải cách giáo dục mới thoát ra khỏi tình trạng là một dự thảo nặng về tính hành chính.
Cải tiến để đào tạo giáo viên đạt chuẩn
Dự thảo chiến lược với tính chất là sản phẩm khoa học đó cần chú trọng hai thành tố quan trọng nhất của giáo dục là người dạy và người học. Người dạy là sản phẩm trực tiếp của hệ thống trường sư phạm. Vì vậy cần cải biến sao cho các trường sư phạm theo đúng nghĩa là hệ thống máy cái của nền giáo dục như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần nhấn mạnh. Ở đó sẽ đào tạo những giáo viên chuẩn của thời đại, từ bậc giáo dục tiền học đường trở đi.
Thành tố thứ hai là người học. Để có được sản phẩm của giáo dục trong thế kỷ 21 là những người theo tiêu chuẩn như đã nêu trên, cần bắt đầu từ lứa tuổi mầm mon, với hệ thống trách nhiệm đồng bộ: gia đình, xã hội (các đoàn thể thanh niên, phụ nữ), nhà trường. Bởi vì những hiểu biết và thói quen đầu đời sẽ có ảnh hưởng trong cả quá trình sống của một con người.
Các tin khác